Bố trí bếp quán ăn hợp lý sẽ mang đến thuận lợi cho đầu bếp lẫn người phục vụ. Hãy thử tưởng tượng mà, khi bếp quá lộn xộn và đồ dùng không có vị trí nhất định sẽ rất khó khi cần chế biến, nấu ăn nhanh. Chắc rằng bạn không muốn mọi thứ trở nên như thế. Sau đây Hải Âu sẽ nói cho bạn biết làm thế nào để thiết kế bếp cho quán ăn gọn gàng.
1. Khái quát về bếp quán ăn
Không gian bếp rất quan trọng. Không một quán ăn nào bỏ qua mà ngược lại, rất được chú trọng đầu tư, thiết kế. Bởi nó không những quyết định đến đẳng cấp của quán mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc kinh doanh.
Bếp ăn quán ăn nơi chứa đựng những trang thiết bị nhà bếp, lưu trữ thực phẩm, cũng như nguyên liệu dùng để nấu ăn, các hoạt động hỗ trợ bếp núc sơ chế, dọn rửa, bày trí món ăn…
Không có không gian quá lớn như bếp ăn nhà hàng, khách sạn, không gian bếp ăn tại các quán ăn sẽ nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ những khu vực và dụng cụ cần thiết. Về mô hình thiết kế cũng tương tự như thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn, nhằm đảm bảo tính phục vụ chuyên nghiệp nhất.
Mô hình thiết kế bếp công nghiệp tại các đơn vị kinh doanh quán ăn, quán nhậu, quán phở có sự khác biệt. Mỗi một thiết kế còn phải phụ thuộc vào quy mô, vị thế của từng quán, điều kiện kinh tế cũng như phong cách mà đơn vị muốn hướng tới. Tuy nhiên, cho dù có sự khác nhau như thế nhưng tất cả đều chung một mục đích là làm sao cho không gian quán có tính phù hợp, độc đáo và đạt được hiệu suất sử dụng cao nhất.
2. Một số cách bố trí bếp quán ăn thông dụng
Có nhiều cách để bố trí không gian bếp cho quán ăn, quán nhậu. Dưới đây là 3 kiểu thiết kế không gian bếp thường gặp nhất.
a. Bố trí bếp nhà hàng kiểu ốc đảo
Theo bản vẽ thiết kế bếp quán ăn này, các thiết bị bếp, bao gồm: bếp chiên – bếp nướng – lò nướng – các thiết bị nấu nướng cơ bản khác sẽ tập trung nằm ở vị trí trung tâm của bếp. Cách bố trí này mang đến sự thuận lợi cho việc dịch chuyển, hình thành dây chuyền nấu nướng hợp lý giữa nhân viên phục vụ và các đầu bếp trong bếp.
Cách thiết kế theo hình ốc đảo tạo không gian mở, tạo một dây chuyền nấu nướng – order hợp lý, đồng thời, chủ cửa hàng cũng có thể quản lý mọi thứ diễn ra bên trong một cách thuận lợi.
Mặc dù kiểu thiết kế này thường dành cho các không gian bếp lớn. Tuy nhiên, các quán ăn không gian vừa và nhỏ cũng có thể áp dụng, chỉ cần điều chỉnh lại kích thước của các thiết bị nhà bếp là được.
b. Bố trí bếp nhà hàng kiểu phân khu
Khi xây dựng bản vẽ, các thiết bị bếp nhà hàng sẽ được xếp dọc theo các bức tường. Chừa lại không gian chính cho bếp, khiến vị trí trung tâm đặc biệt thông thoáng. Cách bố trí bếp quán ăn như này khiến không gian thêm rộng hơn. Đồng thời việc di chuyển, thao tác của mọi người cũng trở nên nhanh hơn, thuận tiện hơn.
c. Bố trí bếp nhà hàng kiểu dây chuyền sản xuất
Nếu quán ăn của bạn có đông thực khách, thực đơn ít món, yêu cầu phục vụ nhanh – gọn – lẹ thì kiểu bếp dạng dây chuyền sản xuất sẽ rất phù hợp
Theo đó, mỗi khu sẽ lần lượt theo dây chuyền sản xuất, sắp xếp theo hàng dọc, cụ thể như sau: khu chế xuất – khu chế biến – đến khu ra hàng. Cách bố trí này giúp đầu bếp có thể nhanh chóng di chuyển thức ăn qua các khu vực khác mà không gây cản trở đến bất kỳ ai. Như vậy, năng suất làm việc sẽ tối ưu hơn, đảm bảo cho việc lưu thông, truyền đạt thông tin dễ dàng.
3. Tham khảo mẫu thiết kế bếp cho quán ăn
Việc bố trí bếp quán ăn không kém phần quan trọng trong tổng thể thiết kế không gian nhà hàng. Bếp là linh hồn của mỗi quán ăn bất kể diện tích buôn bán có lớn hay nhỏ. Bạn có thể tự mình sắp xếp mọi thử hợp lý với những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hoặc chuyên nghiệp hơn, hãy tìm đến đơn vị lắp rắp và thiết bế bếp cho quán ăn, quán nhậu, quán phở nhé!