Hoàn thiện những dụng cụ mở quán ăn, khai trương và làm chủ, nghe rất tuyệt!
Không phải đi làm thuê, hoàn toàn chủ động thời gian và tiền bạc. Kinh doanh suôn sẻ, lợi nhuận bạn nhận được là rất lớn. Đó là một trong những lợi ích to lớn mà bạn có thể nhận được khi mở quán ăn.
Nhưng thực tế…bạn chưa có gì cả!
Làm sao mở quán ăn khi bạn chưa mua sắm bất cứ thứ gì, mọi thứ vẫn là số 0? Nhằm giúp bạn nhanh chóng hoàn thành quán ăn của chính mình. Hải Âu sẽ là đáp án cho câu hỏi “Mở quán ăn cần gì?”.
1. Thiết bị bếp
Đầu tiên, dù mở quán ăn lớn hay nhỏ, thiết bị bếp vẫn được xem là linh hồn của quán. Bạn không thể tay không bắt giặc. Chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng những thiết bị bếp sẽ cho bạn bước khởi đầu thuận lợi.
Hơn nữa, trước khi khai trương và mở bán, dù gì đi nữa, bạn cũng cần phải test món trước khi lên menu chính thức. Và dĩ nhiên, có sẵn các thiết bị bếp giúp bạn dễ dàng chế biến. Rút gọn công tác chuẩn bị. Thay vì vừa mất thời gian đi mua nguyên liệu vừa phải lỉnh kỉnh sắm sửa dụng cụ bếp. Set up hoàn thiện khu vực bếp là bước đầu tiên quan trọng cần làm.
Nhưng…thực tế là bạn chưa biết chuẩn bị như thế nào? Hãy đọc ngay các thiết bị bếp cần thiết bên dưới để kịp khai trương nào!
a. Dụng cụ mở quán ăn vừa và nhỏ
– Bếp nấu ăn: Với những quán ăn bình dân, đặc biệt là quán nhậu, bếp gas là lựa chọn hợp lý. Ngày nay có nhiều dòng bếp điện từ, bếp hồng ngoại. Nhưng xét về chi phí, thì bạn vẫn nên chọn bếp gas. Thứ nhất là về giá cả, tiền gas mà bạn trả hằng tháng vẫn ít hơn so với tiền điện.
Thứ hai là về chất lượng, có nhiều món ăn, nấu bếp gas sẽ ngon hơn so với bếp điện. Đó là chưa kể đến trường hợp mất điện. Vì thế, hãy sắm cho mình từ 1 – 2 bếp gas 2 lò nhé!
– Bếp chiên nhúng là loại bếp chuyên dùng để làm những món như chả chiên, gà chiên… Với thiết kế hình chữ nhật tối ưu được tối đa lượng dầu ăn sử dụng.
Bên cạnh lợi ích to lớn là hỗ trợ công việc chiên rán hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với dùng chảo. Thì bếp chiên nhúng còn tiết kiệm được một khoản mua dầu ăn.
b. Thiết bị bếp cho nhà hàng, quán ăn lớn
– Thiết bị bếp chuyên nấu các món xào: bạn nên chuẩn bị dàn bếp gas công nghiệp phù hợp với tất cả các loại nồi, chảo, kẹp chế biến đồ ăn. Ngoài ra, ở đây cũng có thể sắp xếp một vài kệ chuẩn bị thực phẩm. Với mục đích để sơ chế nguyên liệu.
– Thiết bị bếp cho các món nướng: Gồm bếp nướng, lò nướng và cả các đồ kẹp để tránh bị bỏng khi nấu nướng.
– Thiết bị bếp nấu các món chiên: chuẩn bị lò chiên chuyên dụng, thì bạn cũng có thể sắm thêm nồi chiên, chảo lớn nếu nhu cầu nhiều.
– Ngoài ra, khi bạn muốn phục vụ thêm đồ uống tại quán, bạn cũng cần có những loại như máy pha cà phê, máy xay đa năng, máy ép hoa quả hay các thiết bị tạp vụ như máy hút bụi, sấy khô sàn nhà, máy rửa chén để phục vụ công suất lớn tại nhà hàng có diện tích rộng.
Với những quán ăn chuyên phục vụ cơm hay phở, bún cháo. Thì chuẩn bị dụng cụ chuyên dụng cũng là điều cần thiết. Theo đó:
– Danh sách dụng cụ quán phở không thể thiếu nồi nấu nước phở – linh hồn của món phở
– Với dụng cụ mở quán cơm thì căn bếp càng phải có nồi nấu cơm kích cỡ thích hợp và nồi hấp cơm
2. Bát đũa – dụng cụ mở quán ăn quan trọng
Bạn đang định mở quán ăn nhỏ, bình dân hay nhà hàng sang trọng thì không thể thiếu bát đũa. Không thể thưởng thức món ăn mà thiếu bát đũa được. Tùy vào mô hình quán ăn để bạn lựa chọn bát đũa sao cho phù hợp.
– Với quán ăn bình dân: không nên quá cầu kỳ trong khâu chọn bát đũa. Miễn là bạn phục vụ khách bằng những chiếc đũa sạch, bát ăn không sứt mẻ là đã đủ rồi.
Về đũa, bạn có thể chọn đũa tre hoặc nhựa, không góc cạnh để dễ dàng rửa sạch. Về bát, những chiếc chén, bát nhựa hoặc sứ màu sắc đơn giản có chi phí rẻ là lựa chọn hợp lý.
– Với quán ăn lớn: một khi quyết định mở nhà hàng, quán ăn lớn, bạn không nên sơ sài quá trong khâu chọn bát đũa. Thực tế, những chiếc bát đũa ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ ăn uống, nó cũng được xem là phương thức marketing. In logo thương hiệu lên bề mặt bát đũa đang được nhiều thương hiệu áp dụng.
Tương tự như trên, bạn có thể chọn vật liệu nhựa hoặc tre, gỗ, sứ cho đũa. Bát, chén sứ hoặc nhựa. Nhưng theo khảo sát, thực khách tại nhà hàng sang trọng đánh giá cao chất liệu bằng sứ hơn. Hãy tìm đơn vị cung cấp bát đũa uy tín bạn nhé!
3. Bàn ghế
Lựa chọn bàn ghế phù hợp với phong cách kinh doanh bạn theo đuổi. Nếu là quán ăn lớn, bạn nên chọn màu sắc bàn ghế tương đồng hài hòa với màu sơn tường. Tránh sử dụng bàn ghế quá nổi bật, tương phản với màu sắc chung để hạn chế làm lu mờ các vật dụng trang trí khác.
Một điều quan trọng nữa ở bước này là phải cân nhắc chất liệu bàn ghế. Sao cho chúng dễ lau chùi, làm sạch và không bám bẩn đồ ăn, thức uống. Ví dụ có nhiều bàn ghế có khe lỗ, bạn không nên chọn những loại này vì vệ sinh khó khăn.
4. Quạt điện, máy lạnh
Bạn có đồng ý với tôi rằng không một vị khách nào chấp nhận việc thưởng thức món ăn trong thời tiết oi ả. Khí hậu Việt Nam ngày nay nóng nhiều hơn lạnh. Vậy nên, quạt điện, máy lạnh là 2 trang thiết bị cho quán ăn không thể thiếu. Để tiết kiệm ngân sách, bạn có thể mua đồ cũ, nhưng hãy kiểm tra kỹ chất lượng. Hoặc đến cửa hàng điện máy có nhiều ưu đãi để được tư vấn và chọn loại phù hợp.
5. Tủ lạnh, tủ đông
Chất lượng món ăn chính là yếu tố tiên quyết để giữ chân khách hàng. Nếu không có tủ lạnh, tủ đông bảo quản thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống. Đồ ăn dễ bị hư, có mùi. Không chỉ lãng phí nguyên liệu, số tiền bạn mua cũng thành công cốc. Do đó mà mua 1 – 2 tủ lạnh hoặc tủ đông là những dụng cụ mở quán ăn vô cùng cần thiết.
6. Khăn lạnh, khăn giấy
Một trong những dụng cụ cần thiết khi mở quán ăn bình dân hay quán ăn lớn là những chiếc khăn lạnh, khăn giấy. Tại sao lại thế?
Thực tế là trong quá trình ăn uống, không tránh khỏi tay, miệng bị dính bẩn. Nhưng cũng không thể cứ mỗi lần tay bẩn là lại đi rửa. Bạn thử nghĩ mà xem? Có phải rất phiền toái không? Nên món ăn ngon là chưa đủ, mà còn cần đáp ứng mọi nhu cầu thực khách.
Xem ngay các mẫu khăn lạnh khăn ướt đẹp mới nhất
Gửi tận tay khách hàng những chiếc khăn lạnh, khăn giấy ướt làm sạch nhanh chóng, tiện lợi được đánh giá cao. Ngoài ra, những chiếc khăn in logo tên quán còn được mọi người ghi nhớ. Liên hệ với cơ sở sản xuất khăn lạnh uy tín để kịp thời sở hữu những chiếc khăn lạnh đầy ý nghĩa!
Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn làm khăn ướt, khăn lạnh tại nhà cực dễ cực an toàn
7. Bảng hiệu quán ăn
Mở quán ăn bên cạnh việc sắm vật dụng, bảng hiệu quán ăn cũng là một vật không nên thiếu. Người ta sẽ không biết bạn bán thứ gì nếu không có bảng hiệu thông báo. Bởi vậy nên, bạn cũng cần lên ý tưởng và thiết kế bảng tên, bảng hiệu của quán ăn sao cho thật nổi bật nhé!
8. Menu quán ăn
Cuối cùng, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trên. Mở quán ăn còn cần thêm menu. Như là một cách để giới thiệu quán ăn của bạn sẽ phục vụ những gì. Tôi nghĩ menu cũng là thứ không thể thiếu trong danh sách này. Bạn hãy liệt kê những món mà mình sẽ bán và thiết kế menu sao cho đầy đủ nhất.
9. Mở quán ăn cần bao nhiêu vốn?
Bên cạnh các dụng cụ mở quán ăn, thì chi phí cũng là yếu tố quan trọng quyết định vào sự thành công. Ngoài việc bỏ tiền ra mua dụng cụ, thuê mặt bằng thì chi phí trang trí, thiết kế, mua nguyên vật liệu và thuê nhân sự cũng chiếm ngân sách không nhỏ. Bên cạnh đó, chí phí mở quán ăn cũng còn một vài khoản chi khác như tiền xin giấy phép, điện nước, ga, bình chữa cháy,…
Tính theo giá thị trường, có thể kết luận rằng, để mở được một quán ăn bạn cần phải chi ít nhất từ 300-500 triệu đồng, tùy vào quy mô và loại hình mà bạn mong muốn.
Hi vọng với danh sách những dụng cụ mở quán ăn cần có qua bài viết này, bạn có thể chuẩn bị tốt cho quán ăn mơ ước của mình. Chúc bạn thành công và tiền vào đầy túi nhé!